Làn da của trẻ sơ sinh rất mịn màng và mềm mại nhưng lại rất yếu ớt, vì thế mà trẻ thường gặp phải các bệnh về da khác nhau. Thế nên các mẹ nên theo dõi và để ý đến làn da của bé để có cách xử lý kịp thời và tránh ảnh hưởng làn da và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 5 bệnh về da mà trẻ sơ sinh thường gặp.
5 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên để ý
1. Bớt màu xanh, màu tím
Bớt màu xanh hoặc màu tím thường xuất hiện ở các vị trí làn da của bé như: chân, mông, cánh tay…Nếu các mẹ thấy trên làn da bé thì không cần phải quá lo lắng, vì các vết bớt này chỉ đơn thuần là sự tích tụ của các tế bào melanocyte ở lớp biểu bì của da, sau một thời gian bớt sẽ tự động biết mất mà không cần thuốc bôi.
2. Phát ban đỏ
Tình trạng phát ban đỏ là những nốt nhỏ lấm chấm như muỗi đốt, có mủ vàng, phát ban tập trung thành từng mảng. Ban đỏ thường xuất hiện ở các vị trí trên mặt, tay và chân. Các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì ban đỏ cũng sẽ nhanh chóng lặn trong khoảng 1 đến 2 tuần.
Lưu ý: Các mẹ không nên tự ý nặn hay cậy các nốt ban đỏ, việc đó sẽ khiến làn da bé bị tổn thương.
3. Rôm sảy
Trẻ thường bị rôm sảy vào những ngày nắng nóng, vì khi nắng nóng mồ hôi trẻ bị ứ đọng lại. Trẻ bị rôm sảy thường có biểu hiện mà các mẹ rất dễ dàng nhìn thấy, đó là những hạt lấm tấm màu hồng, hơi cứng và có thể có nước. Lưng, bả vai, ngực, tay chân là những vị trí thường nổi rôm nhiều nhất.
4. Hăm tã
Hăm da là tình trạng vùng da quanh phần quấn tã bị phát ban đỏ hoặc có nhiều mụn nhỏ. Các nguyên nhân gây ra hăm da bao gồm: mặc tã bẩn, nhiễm nấm men, nhiễm khuẩn, dị ứng tã, tiêu chảy… Mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên và giữ mông bé luôn khô thoáng. Các loại tã của bé nên có chất lượng tốt.
5. Hạt kê nhỏ li ti
Hạt kế cũng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ, do bã nhờn ứ đọng lại dưới da, biểu hiện của hạt kê là các hạt trắng đục nằm ở dưới da, thường xuất hiện ở mũi, trán và má. Hạt kê không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và sẽ tự khỏi sau vài tuần.
Cách phòng bệnh ngoài da cho trẻ
- Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
- Cho trẻ ăn uống như bình thường, hạn chế một số thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn (trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật, …)
- Sử dụng dung dịch làm dịu da để tắm cho bé như cetaphil, Physiogel, Oilatum.
- Tránh cào gãi ở trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.
- Nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
- Tắm rửa thường xuyên, nhất là vào mùa hè. Tắm cho trẻ bằng nước sạch, dùng vải mềm kỳ da, tránh làm trầy xước. Để tránh nguồn nước nhà mình bị ô nhiễm thì các mẹ nên lấy nước từ máy lọc nước để đảm bảo an toàn cho da và sức khỏe của bé. Hiện nay có nhiều dòng máy lọc nước hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, bố mẹ nên chọn cho gia đình máy lọc nước chính hãng.
Tham khảo tại đây: Máy lọc nước Karofi chính hãng: Cách xác thực và địa chỉ mua hàng
- Những ngày nắng nóng, hoặc khi giao mùa, mẹ nên chú ý cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi hiệu quả.
- Mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm ngọt, đồ ăn nóng và sinh nhiệt.