Áp xe lợi có ảnh hưởng gì? Làm sao để tránh áp xe lợi.

Ngày càng có nhiều ca áp xe lợi xảy ra. Tại sao vậy? Phải chăng trong xã hội hiện đại, con người đang dần bị cuốn vào guồng quay công việc, guồng quay của công nghệ số mà quên đi sức khỏe của bản thân, trong đó có sức khỏe răng miệng? Vậy mời bạn đọc bài viết dưới đây của Nha khoa Oze, nó sẽ giúp bạn có 1 cái nhìn đúng đắn nhất về sức khỏe nói chung và căn bệnh nha khoa áp xe lợi nói riêng để có thể phòng tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.


Định nghĩa áp xe lợi 

Áp xe lợi là 1 bệnh nha khoa mà khi có một răng nào đó bị đau kèm theo đó có dấu hiệu sưng trong miệng. Các vết tụ mủ hay đã có chảy mủ sẽ xuất hiện trong lợi của bạn. Khi bạn bị viêm hốc răng mà không được điều trị, hoặc thủng, vỡ trong răng thì sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn vào bên trong răng, dẫn đến áp xe lợi.

Hình ảnh của áp xe lợi

Hình ảnh của áp xe lợi

Tại sao bị áp xe lợi

  • Công tác vệ sinh răng miệng chưa đúng cách và sạch sẽ, khiến vi khuẩn tấn công thông qua các bã thức ăn và mảng bám dính trên răng.

  • Biến chứng của bệnh viêm tủy răng hoặc do chấn thương răng. Khi một răng bị gãy hoặc mẻ, các vi khuẩn len lỏi vào tủy răng thông qua phần bị vỡ ra của men răng. Điều này gây nhiễm trùng tủy răng. Có nhiều trường hợp chân răng bị viêm nhiễm dẫn đến áp xe lợi vùng chân răng do vi khuẩn tiếp tục tấn công vào xương chống đỡ ở chân răng.

  • Khi bạn bị sâu răng mà không điều trị thì có nguy cơ bị áp xe lợi rất cao.

    Đừng lười vệ sinh răng

Đừng lười vệ sinh răng

Dấu hiệu nhận biết của áp xe lợi

  • Răng bị đau, đặc biệt là khi nhai.

  • Lúc ăn hay uống đồng nóng, lạnh thì răng bị ê buốt.

  • Hôi miệng.

  • Có cảm giác miệng bị đắng.

  • Cổ có hạch, sưng.

  • Bệnh nhân có thể bị sốt, cơ thể nóng, mệt mỏi.

  • Bị sưng ở hàm trên hoặc hàm dưới

Đọc thêm: Biểu hiện bệnh lý của áp xe chân răng

Mách bạn 5 cách trị mụn cám tại nhà hiệu quả nhất

Hoạt động thể chất nào phù hợp với trẻ em ?

Khi có dấu hiệu trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ 

Biến chứng của áp xe lợi

Khi áp xe không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, biến chứng có thể xảy ra. Các ca biến chứng của áp xe lợi mà chúng tôi gặp thường là:

  • Tế bào vị viêm mô, vết viêm đó lan tỏa sang ngách hành lang, tạo áp xe ở vòm miệng, ở sàn miệng. Tức là từ một áp xe lợi, vi khuẩn tấn công xuống vùng dưới lưỡi ở  hai bên, đồng thời chỗ dưới hàm và vùng dưới cằm cũng bị vi khuẩn xâm nhập. Tại diễn biến xấu nhất, đường hô hấp của bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn, dẫn đến ngạt thở, thậm chí tử vong.

  • Áp xe sẽ phát triển ra ngoài mặt, trở thành áp xe các vùng má, dưới hàm, hố thái dương và sàn miệng có thể bị viêm tấy.

  • Đối với nhiễm trùng xoang hàm, từ một áp xe răng vi khuẩn sẽ tác động đến tim qua các mạch máu, đe dọa tính mạng do các vết nhiễm trùng mà chúng gây ra. 

  • Bạn có thể gặp hôn mê với áp xe não do nhiễm trùng. Lúc đó vi khuẩn đã từ răng lây lan đến não thông qua các mạch máu.

Áp xe lây ra ngoài

Áp xe lây ra ngoài

Làm sao để tránh áp xe lợi

  • 6 tháng/lần bạn nên đến khám nha khoa định kỳ. Điều này giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân có thể theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên, từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, kịp thời nếu có vấn đề gì.

  • Vệ sinh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn.

  • Làm sạch vùng kẽ răng bằng cách xỉa răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

  • Hãy để ý và phục hồi các trám các răng sâu, răng đã mất, và điều chỉnh các răng lệch lạc.

  • Hình thành chế độ ăn khoa học, cân đối, nhiều vitamin và muối khoáng.

  • Tránh khô miệng bằng cách bổ sung nhiều nước. 

  • Các thức ăn dễ gây sâu răng thường có chất bám dính, ngọt,…nên bạn hãy hạn chế sử dụng chúng. 

Hãy vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

Hãy vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cáchp>

Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho quý vị. Răng miệng rất quan trọng, bởi vậy mỗi chúng ta hãy dàng 1 chút thời gian để chăm sóc chúng thật tốt nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *