Kinh nghiệm du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng

1. Vị trí thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc, nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 20km về phía Đông Bắc. Bản Giốc như dải lụa trắng đang được các nàng tiên dệt giữa núi rừng Đông Bắc.

2. Vẻ đẹp Thác Bản Giốc

Gồm hai phần là thác chính (hay còn gọi là thác thấp) và thác phụ (thác cao). Phân thác chính quanh năm nước chảy, còn phần thác phụ thường cạn vào mùa khô.

Thác chính nhìn từ xa như những dải lụa trắng mềm mại vắt ngang lưng đồi. Đây là phần rộng và đẹp nhất của Bản Giốc. Thác rộng khoảng 100m, cao 70m và sâu 60m. Phần thác chính thuộc cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc, ranh giới phân chia là dòng sông Quây Sơn chảy phía dưới.

Phần thác phụ cao hơn thác chính, nhưng ít nước hơn và thường cạn vào mùa khô. Khoảng đất trống giữa thác phụ và thác chính là nơi lý tưởng để nghỉ và ăn đồ picnic.

Ngoài hai phần thác có thể dễ dàng quan sát phía dưới, nhiều người mạo hiểm leo theo con đường mòn để lên chiêm ngưỡng phần tầng hai và tầng ba của thác.

Tầng hai thác là một lòng hồ nhỏ rộng khoảng 30m, nước từ những con suối nhỏ đổ xuống hồ và từ hồ chảy xuống tầng một của thác.

Tầng cao nhất của thác là những con suối nhỏ nhưng chảy siết. Thám hiểm những địa điểm này rất nguy hiểm, nhất là vào mùa nước lớn. Vì lối đi hoàn toàn là đường mòn, dễ trơn trượt. Phía nước bạn Trung Quốc xây đường leo lên trên tận tầng ba, còn phía Việt Nam hiện tại chỉ khai thác cảnh ở tầng một.

>>>Xem thêm: Bãi biển Vàn Chảy: Bãi tắm hoang sơ và kì vĩ bậc nhất ở Cô Tô

3. ĐƯỜNG NÀO LÊN THÁC BẢN GIỐC?

Nếu du khách đi ô tô khách thì có tuyến xe khách đi Cao Bằng, xuất phát ở bến xe Mễ Trì, 01 ngày có hai chuyến 6h – 8h sáng, giá vé khoảng 60.000 đồng/chuyến. Xe dừng ở bến xe tỉnh Cao Bằng. Sau đó bạn sẽ phải đi ô tô tiếp từ bến xe Cao Bằng đến huyện lỵ Trùng Khánh. Để có nhiều thời gian vui chơi dành cho chuyến tham qua Thác Bản Giốc bạn nên đi vào chuyến xe sớm nhất hoặc chuyến xe chạy tối phải ngủ lại ban đêm trên xe.

Nếu du khách muốn tận hưởng cảm giác mới lạ của chuyến hành trình thì nên đi xe máy, nhưng phải chú ý mang theo đầy đủ giấy tờ, kiểm tra xe cẩn thận trước khi lên đường và các vật dụng cá nhân khác. Tuy nhiên đi xe máy thì sẽ mất nhiều thời gian và mệt hơn, bù lại bạn sẽ được chủ động tham quan hơn.

4. Một vài gợi ý nếu bạn quyết định đến thăm thác Bản Giốc:

  • Thời gian mùa mưa thác đẹp nhất là khoảng tháng: 6 đến tháng 10. Nên đi vào tháng 9, 10 kết hợp với mùa lúa chín.
  • Thác Bản Giốc nằm cách trung tâm thị xã Cao Bằng từ 80-100km, đường rất dễ đi. Bạn có thể chọn xe máy cho hành trình của mình, trên đường đi bạn sẽ được chinh phục đèo Mã Phục – một trong những con đèo nổi tiếng bởi cảnh đẹp và độ khó đi của núi rừng phía Bắc.
  • Nên kết hợp ghé thăm các địa điểm khác ở Cao Bằng như hang Pắc Bó, cửa khẩu Tà Lùng. Và kết hợp thăm động Ngườm Ngao, nằm trên đường vào thác Bản Giốc (cách 5km). Bên trong động Ngườm Ngao có nhiều khối đá nhũ tạo hình sen, những khối đá vàng – đá bạc, hình ông địa lấp lánh. Địa điểm này chắc chắn không khiến bạn thất vọng.

  • Ở thác Bản Giốc có dịch vụ trèo thuyền ra sông ngắm thác, bạn có thể sử dụng dịch vụ này để chụp ảnh.
  • Không nên bơi lội trong lòng thác, đặc biệt vào mùa nước lũ.
  • Nếu leo lên tầng hai, tầng ba của thác bạn phải hết sức cẩn thận. Không nên đi giày dễ trơn, trượt.

5. ĐẶC SẢN THÁC BẢN GIỐC – CAO BẰNG

Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới nên đặc sản cũng rất phong phú và hấp dẫn du khách bởi tính chất lạ và độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc thiểu số. Nếu du khách đến đây tham quan thiên nhiên hùng vĩ thì nên nán lại để thỏa thuê khẩu vị của mình khi thưởng thức những món ngon Cao Bằng như: gà nướng, lợn bản nướng, phở chua, cóng phù, vịt quay 7 vị Cao Bằng, chè đắng, khẩu phảng, cháo nhộng, bánh trứng kiến,…

Tuy nhiên có một đặc sản trứ danh du khách nào đến đây đều không quên mua lại mang về làm quà cho bạn bè, gia đình, đó là hạt dẻ Trùng Khánh. Hạt dẻ chín sẽ bốc lên mùi thơm ngào ngạt, mầu hạt dẻ sẽ nâu bóng như mầu cánh rán, nó không đen như hạt dẻ rang bằng bếp than, khi tách vỏ cắn vào một miếng thơm ngòn ngọt đến bùi miệng, muốn ăn 1 hạt rồi lại 1 hạt nữa.

Hi vọng những thông tin trên đây giúp bạn có chuyên du lịch đến thác Bản Giốc thật vui vẻ và ý nghĩa. 

Có thể bạn quan tâm:

>>>Nét độc đáo của trang phục dân tộc người Mông ở Sapa

>>>Mùa vàng sơn tra Tây Bắc – bạn đã thử chưa ?

>>>Hòn đảo thiên đường – Giấc mơ bình yên giữa cuộc sống ồn ào

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *