Bên mua có thể nhận hóa đơn điện tử bằng cách nào?

Các quy định về triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, khác phục các lỗi sai như hóa đơn điện tử ghi sai địa chỉ, sai mã số thuế… đã được quy định rõ ràng trong các văn bản quy  phạm pháp luật. Tuy nhiên, bên mua có thể nhận hóa đơn điện tử bằng cách nào thì vẫn khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng.

Theo quy định, việc nhận hóa đơn điện tử giữa bên bán và bên mua là sự thỏa thuận giữa hai bên. Bên bán có trách nhiệm phải thông báo cho bên mua về hình thức chuyển – nhận hóa đơn. Theo đó, việc nhận hóa đơn, xem hóa đơn của người mua có thể thực hiện bằng các cách cụ thể như sau:

Đối với việc nhận hóa đơn điện tử:

Khách hàng có thể nhận hóa đơn điện tử bằng một trong các cách sau:

– Nhận hóa đơn điện tử thông qua tài khoản riêng mà bên phát hành hóa đơn cung cấp. Khi đã có tài khoản riêng, khách hàng chỉ cần vào mục Cổng tiếp nhận hóa đơn trên trang web của bên phát hành hóa đơn là có thể nhận về hóa đơn điện tử của mình.

– Nhận hóa đơn điện tử thông qua email của bản thân.

– Nhận hóa đơn điện tử bằng Tool tiếp nhận hóa đơn mà bên phát hành hóa đơn đã cài đặt trên máy cho khách hàng.

– Nhận hóa đơn điện tử qua Services Port (cổng dịch vụ) của bên phát hành hóa đơn điện tử.

Như vậy có thể thấy, so với hóa đơn giấy truyền thống, việc nhận hóa đơn điện tử trở nên đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số như hiện nay, hầu hết các cá nhân đều sở hữu máy tính, điện thoại thông minh, do vậy việc nhận hóa đơn qua số điện thoại, email, zalo… trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều; tránh được tối đa các rủi ro như thất lạc hóa đơn, mất hóa đơn, cháy hỏng hóa đơn…

Các hình thức xem Hóa đơn điện tử

Để có thể xem được hóa đơn điện tử, khách hàng có thể lựa chọn một trong những cách sau: Xem trên máy tính, laptop (máy tính xách tay); Xem trên các thiết bị số như Máy tính bảng, Smartphone…..; Xem bản Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử. Như vậy, khác với hóa đơn giấy, đối với hóa đơn điện tử khách hàng có thể có nhiều cách để xem hóa đơn điện tử hơn rất nhiều và tùy theo điều kiện của cá nhân mà có thể lựa chọn phương án xem hóa đơn phù hợp nhất.

Ngoài ra, khi nhận được hóa đơn điện tử, nếu bên mua tỏ ra nghi ngờ về giá trị pháp lý của hóa đơn người mua cũng có thể nhanh chóng thực hiện việc tra cứu hóa đơn để có thể xác định được hóa đơn mình nhận có hợp pháp, hợp lệ hay không.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần lưu ý: Đối với khách hàng là khách hàng cá nhân, khách hàng lẻ, không cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì không cần thiết phải ký điện tử vào hóa đơn điện tử nhận được.

 3 lưu ý cần quan tâm khi tra cứu BHYT 

Thủ tục mua hóa đơn của cơ quan thuế cần thực hiện thế nào?

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị kế toán cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế: nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản thanh toán, phiếu thu.. thì trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua. (theo công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016).

Trên đây là những quy định về việc nhận hóa đơn điện tử và xem hóa đơn điện tử của bên mua. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *