NHỮNG RỦI RO VỀ PHÁP LÝ KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Dịch Covid đã mang đến cho toàn cầu một sự tàn phá về mọi mặt, các doanh nghiệp phá sản, nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng

Không chỉ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với vô vàn thách thức, rủi ro cho doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng đặc biệt về mặt pháp lý:

Ảnh minh họa

  • Làn sóng Covid thứ nhất đã làm cho đời sống của nhân dân đảo lộn, với nền kinh tế tạm đóng để đối phó với dịch bệnh, gần 94% Doanh nghiệp bị tác động tiêu cực
  • Nhiều lĩnh vực hoạt động trong kinh doanh không thể tiến hành, nhiều lĩnh vực khác cố gắng cầm chừng
  • Đặc biệt dịch vụ lữ hành, cho thuê mặt bằng, mua bán hàng hóa và nhiều lĩnh vực khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Khi làn sóng Covid thứ nhất đi qua, các doanh nghiệp hoạt động trở lại nhưng nguy cơ bùng phát của làn sóng Covid thứ hai quay trở lại là rất cao.

Các doanh nghiệp tập trung vào thực hiện, giải quyết những hậu quả của những hợp đồng đã ký kết trước đợt dịch thứ nhất và những hợp đồng chuẩn bị ký kết cũng phải tạm ngưng lại vì lo ngại sự quay trở lại của dịch bệnh

Một số nhận định của các chuyên gia cho thấy rằng tình trạng vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp là sẽ nhiều, chủ yếu là những vi phạm hợp đồng được ký kết trước mùa dịch thứ nhất.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân dẫn đến các vi phạm hợp đồng:

  • Đối với hợp đồng dịch vụ như du lịch, thuê khách sạn.. là điều bất khả kháng
  • Đối với hợp đồng khác thì dịch Covid là tình huống đặc biệt khó khăn gây trở ngại cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng như hợp đồng cho thuê mặt bằng…
  • Chính vì vậy mà doanh nghiệp không đánh giá được hành vi

Vậy các lưu ý cần chú trọng và hạn tối đa cho các thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong quá trình ký kết.

 Khi ký kết hợp đồng cần lưu ý:

  • Thỏa thuận rõ ràng các tình huống bất khả kháng đối với loại hợp đồng cụ thể, thỏa thuận rõ tình huống nào được coi là hoàn cảnh thay đổi;
  • Các bên phải thỏa thuận lại nội dung, thỏa thuận cơ chế về thời hạn để các bên tiến hành thương lượng việc thay đổi nội dung hợp đồng; 
  • Thỏa thuận lựa chọn cam kết bằng điều khoản hợp đồng các phương thức giải quyết hậu quả Thương lượng- Hòa giải- Trọng tài- Tòa án.

Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh thiên tai hiện nay cũng như sự sụt giảm nghiêm trọng của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Các doanh nghiêp đang gồng mình trụ vững và tìm cách giữ cho doanh nghiệp duy trì biến thách thức thành cơ hội.

Bài viết trên đúc kết ra những lưu lý quan trọng mà các doanh nghiệp cần chủ động trong mọi tình cảnh để hạn chế rủi ro mang lại góp phần duy trì cuộc sống người dân lao động nói riêng và nền kinh tể Việt Nam nói chung.

Xem thêm các bài viết khác:

– Thủ tục mua hóa đơn của cơ quan thuế cần thực hiện thế nào?

Lựa chọn đèn trang trí cho quán cafe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *