Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng bệnh thường gặp và gây không ít nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi trong bụng. Tuy nhiên nhiều phụ nữ không được cảnh báo trước về tình trạng này, cũng không đi khám để phát hiện được bệnh để xảy ra những biến chứng đáng tiếc cho sức khỏe. Vậy bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì? Dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về căn bệnh đái tháo đường trong thai kỳ.

1. Đối tượng nào có thể mắc đái tháo đường thai kỳ?

Ai cũng có thể mắc đái tháo đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ bao gồm cả những người bị đái tháo đường trước khi mang thai nhưng chưa được phát hiện, và những người bị bệnh trong quá trình mang thai.

Theo các chuyên gia, bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên một số đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

Những người béo phì thừa cân:

Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Tình trạng béo phì thừa cân gây nhiều rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt là chuyển hóa mỡ và đường. Chính vì vậy cần tính chỉ số cơ thể ra BMI dựa theo cân nặng và chiều cao để kiểm soát cân nặng của cơ thể. Những phụ nữ có BMI > 30 cần phải giảm cân để tránh mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường

Nếu trong gia đình thai phụ có bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường, thì nguy cơ thai phụ mắc bệnh này sẽ tăng lên.

Phụ nữ lớn tuổi

Tuổi càng cao trong cơ thể càng dễ xuất hiện nhiều rối loạn chuyển hóa, những phụ nữ lớn hơn 35 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường và nhiều nguy cơ khác lúc mang thai như sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi…

Tiền sử sinh con to

Nhiều người Việt Nam có quan niệm thích sinh con nặng cân, nhìn con có vẻ mập mạp đáng yêu. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, các bà mẹ sinh con >4kg có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và bệnh đái tháo đường sau này.

Chế độ ăn nhiều đồ béo ngọt

Nhiều phụ nữ mang thai bị nghén, thèm ăn ngọt, ăn đồ bổ béo khiến cơ thể dư thừa dinh dưỡng. Việc bổ sung quá nhiều thực phẩm khiến đường máu tăng cao, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các đối tượng khác

Phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu bia có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn những người khác. Những người lười vận động, lối sống tĩnh tại cũng khiến cơ thể dư thừa năng lượng.

2. Các dấu hiệu phát hiện đái tháo đường trong giai đoạn thai kỳ

Dấu hiệu phát hiện đái tháo đường trong giai đoạn thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai và trở về bình thường sau khi sinh con. Tuy nhiên cần phát hiện sớm để can thiệp nếu không có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu lâm sàng phát hiện bệnh

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đôi khi cảm thấy đói bụng, chân tay run.
  • Khát nhiều, luôn cảm thấy miệng họng khô, thèm uống nước, uống nhiều nước mới đỡ khát.
  • Đi tiểu thường xuyên: triệu chứng này ở những phụ nữ mang thai bình thường cũng có thể có, chính vì vậy đôi khi mọi người thường bỏ qua, không để ý đến.
  • Thèm ăn, cảm thấy ăn ngon miệng, lúc nào cũng muốn ăn. Đặc biệt thích ăn những đồ béo, đồ ngọt.
  • Dễ bị nhiễm trùng: hay gặp nhất là nhiễm nấm ở miệng, các tổn thương xây xước da lâu lành.
  • Các triệu chứng khác có thể gặp như tăng huyết áp, phù chân, mắt nhìn kém…

Dấu hiệu cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh

Dựa vào xét nghiệm máu xem đường máu lúc đói, đường máu khi làm nghiệm pháp tăng đường máu là bao nhiêu. Nếu nó vượt ngưỡng bình thường thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ.

Thông thường các xét nghiệm này được thực hiện vào khoảng tuần 24-26 của thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất cứ ai, nếu không được kiểm soát sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi, các rối loạn chuyển hóa, tiền sản giật.

Đôi khi bệnh sẽ còn xuất hiện các biến chứng đái tháo đường ở thận, xương khớp, răng, mắt, tim… Chính vì vậy cần đi theo dõi và kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về bệnh đái tháo đường cũng như một số bệnh thường gặp khác trên website https://suckhoenhansinh.net

> Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị cảm phong hàn hiệu quả

5 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên để ý

Mách bà mẹ bí quyết ăn gì để có nhiều sữa cho con bú cực hiệu quả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *