Các ưu điểm và hạn chế của trần thạch cao chìm

Nếu trần thạch cao khung trần nổi được sử dụng nhiều cho các văn phòng hoặc công trình diện tích lớn thì trần thạch cao chìm lại được sử dụng nhiều cho các kiến trúc nhà ở. Vậy, trần thạch cao chìm có những ưu điểm hay nhược điểm gì không?

Trần thạch cao chìm có đặc điểm gì?

Nếu hiểu đơn giản theo tên gọi thì trần thạch cao chìm nghĩa là ẩn, là không nổi ra bề mặt bên ngoài. Theo khái niệm chuyên môn thì trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được giấu bên trên các tấm thạch cao giúp cho bề mặt nhìn như trần bê tông bình thường được quét sơn đẹp mắt mang tính thẩm mỹ cao.

Trần thạch cao chìm mang tính thẩm mỹ cao

Cấu tạo của trần khung chìm được tạo thành từ các thanh chính, thanh phụ, thanh viền và các tấm thạch cao cùng các phụ kiện đi kèm. Về điểm này cũng không khác cấu tạo của khung nổi là bao. Tuy nhiên, trần chìm được thiết kế các khung xương được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U tạo nên một khung xương hoàn chỉnh.

Trần thạch cao khung chìm là bộ phận của công trình giúp bao che, cách âm, cách nhiệt và giúp xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống của khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.

Công ty đóng trần thạch cao uy tín: https://www.taidanang.com/tran-thach-cao-da-nang/

Các ưu điểm và hạn chế của trần thạch cao chìm

Cũng như trần nổi, trần chìm có các ưu điểm và hạn chế riêng của mình. Các ưu điểm như:

– Tính thẩm mỹ cao. Vì mọi thứ khung xương đã được giấu sau những tấm thạch cao nên dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo sở thích nên tính thẩm mỹ được nâng cao.

– Có thể cắt ghép kết hợp với nhiều loại đèn trang trí khác nhau mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian.

– Vì tất cả khung xương không lộ ra bên ngoài nên thi công trần chìm giúp tối ưu không gian nên mang lại cảm giác thông thoáng.

– Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn khung trần nổi. Trọng lượng nhẹ nên an toàn cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, trần chìm có những nhược điểm như sau:

– Chi phí cho lắp đặt thi công trần thạch cao chìm khá cao, bởi vì thời gian thiết kế thi công đòi hỏi phaair tỉ mỉ, khéo léo cũng như khâu chọn nguyên vật liệu phải kĩ càng.

– Nếu có vấn đề cần sửa chữa thì phải tháo dở toàn bộ trần, đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.

– Loại trần chìm này khiến cho thạch cao phát huy nhược điểm kỵ nước và ẩm. Do đó, khi thi công phải hết sức đảm bảo, chú ý các vị trí trên mái có thể gây thấm dột nước xuống bên dưới trần.

– Rất dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ.

Ứng dụng của trần thạch cao chìm

Khác hẳn với trần nổi, trần chìm dễ dàng ứng dụng trong nhiều thiết kế nội thất cho biệt thự, nhà phố, văn phòng mà không đòi hỏi phải diện tích lớn mới làm được. Mẫu trần thạch cao chìm thích hợp với các loại diện tích dù lớn hay nhỏ.

Trần thạch cao chìm ứng dụng rộng rãi bởi cái ưu điểm nổi bật

Ngoài ra, vì đặc tính thẩm mỹ cao, dễ tạo hình tạo kiểu nên trần thạch cao chìm được sử dụng cho nhiều quán cà phê, karaoke, khách sạn.

Tùy vào mục đích sử dụng mà mỗi ngôi nhà sẽ được chủ nhân lựa chọn loại trần thạch cao với thiết kế cho phù hợp cùng với những cách phối màu, họa tiết phù hợp với cá tính, phong thủy căn nhà. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể để lựa chọn loại trần phù hợp, hãy liên hệ ngay với Thiên Thành Phát, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiệt tình nhất!

https://marrymeindc.com/nen-chon-bo-ban-an-mat-da-nhap-khau-hay-ban-an-go/

https://marrymeindc.com/su-khac-nhau-giua-da-granite-kim-sa-trung-quoc-va-an-do/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *