Hướng dẫn: cách nuôi dê nhốt chuồng đúng kỹ thuật đất ít, lãi cao

Dê cung cấp nhiều giá trị về kinh tế nhưng đa phần là lấy thịt và sữa. Vì vậy ngoài việc chăn thả tự nhiên, nhiều hộ gia đình tiến tới mở rộng quy mô chăn nuôi theo hình thức nhốt chuồng, quy mô rộng. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất khi chuyển đổi hình thức chăn nuôi, bà con cần nắm được những yêu cầu kỹ thuật chuyên biệt. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con cách nuôi dê nhốt chuồng đúng kỹ thuật, vốn ít, lãi cao. Mời bà con tham khảo. 

1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của dê

Khả năng sinh trưởng và phát triển của dê phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có: giống nòi, điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc quản lý, môi trường sống.

Dê thích  nghi tốt với môi trường tự nhiên, khả năng kháng bệnh cao, sinh sản nhanh. Hai năm có thể đẻ khoảng 3 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con.

Nguồn thức ăn của dê phong phú bao gồm thức ăn thô, xanh, thức ăn hạt, bột và cá thực phẩm bổ dưỡng. Dê chăn thả hoàn toàn có thể tự kiếm thức ăn ngoài đồng, không phức tạp và tốn kém như nuôi vịt.

Dê ưa sạch, không ăn thức ăn đã bị dẫm đạp, đồng thời chuồng trại cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. 

Dê đực luôn tăn trưởng nhanh hơn dê cái. Vì vậy nếu nuôi thịt thì nên chọn dê đực để cho sản lượng thịt cao. 

Các giống dê: Căn cứ vào ngoài hình có thể phân đàn dê ở nước thành thành 2 loại: dê cỏ và dê bách thảo. 

– Dê cỏ: có màu lông không thuần nhất, màu vàng, nâu đen, hoặc vàng trắng, chân thấp, đầu to, bụng ngắn. Con đực trưởng thành đạt từ 40 – 44kg/con, con cái đạt từ 25 – 32kg/con.

– Dê bách thảo: hiền lành, màu lông đen hoặc đen đốm trắng, trắng nâu hoặc vàng cho sản lượng thịt và sữa cao. Giống dê bách thảo sinh sản nhanh.

Tùy thuộc vào nhu cầu chăn nuôi, bà con có thể lựa chọn giống dê phù hợp vì dê có thể thích nghi tốt với nhiều kiểu khí hậu, địa hình.

2. Kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng

Làm chuồng nuôi

– Mục đích: làm chuồng nuôi dê để bảo vệ và quản lý đan dê tốt hơn. ngoài ra, nuôi dê nhốt chuồng tập trung còn giúp bà con tận dụng được nguồn phân dê lớn ứng dụng trong nông nghiệp, tiết kiệm được chi phí mua phân hóa học. 

– Yêu cầu: cao ráo, sạch sẽ. Sàn chuồng phải cách mặt đất từ 60 – 80cm. Chuồng dê phải đảm bảo không bị mưa hắt, gió lùa hoặc ánh nắng chiều trực tiếp, nên chọn làm chuồng theo hướng Đông nam. Chuồng đặt ở vị trí dễ thoát nước.

– Diện tích chuồng nuôi dê cho các loại dê khác nhau:

 

Nhốt cá thể

(m2/con)                                         

Nhốt chung

(m2/con)                                          

Dê cái sinh sản                0,8 – 1,0          1,0 – 1,2
Dê đực giống  1,0 – 1,2 1,4, – 1,6
Dê hậu bị 7 – 12 tháng 0,6 – 0,8 0,8 – 1,0
Dê dưới 6 tháng 0,3 – 0,5  0,4 – 0,4

– Nền chuồng: nên lát xi măng để dễ dọn dẹp vệ sinh. Nền phải có độ dốc 2% đến 3% về phía rãnh thoát nước. 

– Khung chuồng: Khung chuồng có thể làm bằng gỗ hoặc tre. Các cột đỡ của khung cần được làm bằng xi măng để có khả năng nâng đỡ tốt nhất. Khoảng cách từ nền đến chân cột: 50 – 70cm. 

– Mái chuồng: nhô ra khỏi thành chuồng ít nhất 60cm để tránh mauw hắt, gió lùa, nắng chiếu.

– Thành chuồng: có độ cao từ 1,5 – 1,8m, 

Cách chọn giống 

Bà con có thể chọn giống dê phù hợp với điều kiện kinh tế và chăn nuôi của gia đình. Tuy nhiên để đạt năng suất cao, bà con nên chọn hai giống dê: dê Bách Thảo và dê Boer. Cả hai giống này đều cho sản lượng cao. Trong đó, dê Boer nếu được nuôi nhốt chuồng trong điều kiện tốt thì sau từ 5 – 6 tháng có đạt tưới 60 – 70kg hơi.

Thiến giống

Kinh nghiệm từ những người nuôi dê lâu năm là nên tiến hành thiến giống dê để dê phát triển khỏe mạnh, ăn tốt, tăng trưởng nhanh. Bà con nên thiến cho dê vài ngày sau khi sinh để dê con phục hồi nhanh, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thức ăn cho dê nhốt chuồng

Trong kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng thì thức ăn được xem là yếu tố quan trọng giúp đàn dê phát triển nhanh chóng. Dê ăn được đa dạng các loại thức ăn như: cỏ, các loại hạt đậu, rau củ, các loại thức ăn tinh như bột ngô, khoai, sắn… bã đậu, giá.. thức ăn hỗn hợp công nghiệp.

Lưu ý, nguồn thức xanh chiếm đến 70% khẩu phần ăn trong ngày của dê. Do đó, bà con nên tìm hiểu thêm cách trồng một số loại cỏ voi để chủ động đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn cho đàn dê.

Cỏ voi tuy cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng phần thân lại cứng nên nếu cho ăn cả cây thì dê chỉ ăn lá và rất nhanh chán gây lãng phí. Để khắc phục, bà con nên băm nhỏ cỏ voi bằng máy thái cỏ voi cắt nhỏ toàn bộ thân và lá giúp dê ăn nhanh, dễ ăn, tiêu hóa tốt, tránh lãng phí, tiết kiệm tối đa chi phí trong chăn nuôi.

Ngoài ra, cỏ voi sau khi thái, bà con cũng có thể trộn thêm một số chế phẩm sinh học để cho dê ăn hoặc ủ chua làm thức ăn dự trữ trong mùa khô, thức ăn khan hiếm.

Bà con cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin, chất khoáng, thay đổi thực đơn thực ăn hợp lý để tránh đàn dê bị nhàm chán, bỏ ăn. 

Cung cấp đủ 0,5 lít nước trong một ngày cho dê con và 5 lít nước trong một ngày cho dê trưởng thành khi nuôi nhốt chuồng. 

Một số lưu ý quan trọng:

– Nên tách dê con khỏi dê mẹ sau 1 tháng để dê chủ động ăn uống. 

– thường cuyên vệ sinh chuồng trại, các vật dụng ăn uống để phòng bệnh lây lan. Tiến hành theo dõi, phát hiện và kịp thời chữa các bệnh cho dê như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm ruột, đậu. 

– Tuyệt đối không được tiêm bất cứ loại vacxin hoặc chất kích thích trước khi xuất chuồng khoảng 2 tuần. Vì ở thời điểm này, lượng thuốc vẫn còn tồn dư trong thịt dê làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Lời kết: Trên đây là cách nuôi dê nhốt chuồng cho bà con không có quá nhiều thời gian chăn thả cũng như diện tích chăn thả tự do mà vẫn đảm bảo lãi suất cao, chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường. Chúc bà con thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *