Mùa vàng sơn tra Tây Bắc – bạn đã thử chưa ?

Những ngày cuối tháng 9, ai có dịp lên Tây Bắc sẽ được hoà mình vào không khí tấp nập thu hoạch quả sơn tra trên núi cao của người Mông. Sắc vàng của táo mèo hoà vào màu vàng của nắng đầu thu với mùi hương sơn tra nồng nàn làm cho không gian thêm đậm chất vùng cao.

Click Là Đi

Sơn tra hay còn là táo mèo, là thức quả không hiếm cũng không phải khó trồng nhưng lại mang điểm gì đó đặc biệt, đặc biệt ở vị, ở cái vỏ ngoài không đẹp mà lại mang nét đậm nắng gió Tây Bắc. Cùng với Marrymeindc.com tìm hiểu về loại quả đặc biệt này nhé!

Trước đây, cây sơn tra mọc tự nhiên trên núi cao, người Mông thường lên hái quả về ăn và làm thuốc. Khi sơn tra ra trái nhiều, họ mang ra chợ bán cho người Kinh và khách du lịch. Quả Sơn tra mọc trên các đồi, núi tự nhiên, không được chăm sóc nên bên ngoài vỏ không đẹp, thường có nám.

Click Là Đi

Lợi thế địa hình ở núi cao, quanh năm khí hậu mát lạnh của các tỉnh nói trên thuận lợi cho cây sơn tra sinh trưởng và phát triển. Táo mèo ra hoa vào mùa xuân và thu hái quả vào mùa thu. Tháng 9, tháng 10 là tháng quả táo mèo chín rộ.

Trước đây, cây sơn tra mọc tự nhiên, khi ấy đồng bào Mông thường hái quả vào tháng 6, tháng 7 trong năm. Nhưng hiện nay, căn cứ vào lợi ích kinh tế cũng như thị trường tiêu thụ, được sự định hướng của trạm khuyến nông huyện, nông dân Mông đẩy mạnh việc khoanh vùng, trồng và chăm sóc cây sơn tra.

Quả sơn tra hay còn gọi táo mèo – đặc sản vùng cao Tây Bắc.

Cây sơn tra hay còn gọi là cây táo mèo vốn là loại cây thường mọc ở sườn núi cao các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu. Trong những năm gần đây, người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải đã đầu tư phát triển giống cây này cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện ở Mù Cang Chải có gần 1.000ha diện tích cây sơn tra vừa là tự nhiên, vừa được nông dân trồng tại khu vực đồi núi thấp. Với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây sơn tra ở vùng cao, có thể phát triển tốt trên đất khô cằn, không cần bón phân và chăm sóc nhiều. Người dân chỉ cần phát quang tạo thế và không gian cho cây phát triển, thời gian cho thu hái ngắn nên dễ dàng cho việc trồng và thâm canh. Các xã Nặm Khắt, Púng Luông, Zế Xu Phình và La Pán Tẩn là những nơi có diện tích cây sơn tra lớn nhất huyện Mù Cang Chải.

Click Là Đi

Tham khảo thêm: Du lịch Ao Vua trong 1 ngày siêu vui

Thời gian thu hái thường duy trì từ tháng 7 – 10. Vào dịp này, nông dân người Mông tấp nập thu hái và bán quả sơn tra ngay tại chân núi và chợ. Tuỳ vào kích cỡ của quả mà phân loại sơn tra thành nhiều cấp. Các lái buôn từ thành phố Yên Bái lên tận Mù Cang Chải thu mua quả. Ở Ngã Ba Kim và Km 9, thành phố Yên Bái vào thời gian này quả sơn tra được bày bán la liệt bên ven đường. Ngoài ra, quả sơn tra còn được đưa về xuôi trở thành một đặc sản vùng cao.

Táo mèo trở thành một đặc sản và là một bài thuốc. Nhiều nghiên cứu cho thấy táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.

Không chỉ ở Mù Cang Chải, trên Sapa, Lào Cai đi xuôi theo đường đèo núi uốn lượn, qua “tấm thảm vàng” lúa nếp. Trên dọc đường đi, hương táo mèo và không khí thu hoạch sơn tra như níu chân du khách. Nhiều công ty du lịch uy tín thường rất đông khách đến vào dịp này, thường dẫn theo cả đoàn khách du lịch đến Sapa tham quan, thưởng thức thức quả nổi tiếng này. Quả sơn tra theo người dân về thành phố Yên Bái làm cả phố phường như tràn ngập sắc vàng sơn tra và hương thơm hoà vào cái bảng lảng của chiều thu.

Nếu có dịp ghé thăm đến các vùng vúi Tây Bắc, hãy đến vào đúng mùa táo mèo, thử thưởng thức một chút món quà từ nhiên nhiên này, mang về làm quà cho gia đình, bạn bè bạn cùng thưởng thức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *