Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty nội thất – Bạn có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh nội thất? Bạn chưa nắm được điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty nội thất? Hãy cùng Công ty Luật Oceanlaw D&T Việt Nam tìm hiểu chi tiết về các thủ tục thành lập công ty qua bài viết dưới đây.
Vì sao nên đăng ký thủ tục thành lập công ty nội thất?
Để đáp ứng nhu cầu thiết kế nội thất tăng cao, các công ty kinh doanh lĩnh vực này cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Việc doanh nghiệp nắm rõ các thủ tục và hồ sơ thành lập công ty nội thất là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được như sau:
- Có tư cách pháp nhân, được pháp luật bảo hộ;
- Hoạt động dưới sự điều chỉnh của pháp luật, tăng uy tín đối với khách hàng, đối tác;
- Tạo giá trị thương hiệu riêng cho công ty, tránh các hành vi xâm phạm thương hiệu công ty;
- Tăng khả năng huy động vốn;
- Công ty có thể xuất hóa đơn cho khách mua hàng có nhu cầu.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Điều kiện để thành lập công ty kinh doanh nội thất
Để công ty kinh doanh nội thất thành lập và đi vào hoạt động thì công ty phải đáp ứng các điều kiện chung của Luật doanh nghiệp 2020:
Về loại hình doanh nghiệp
Kinh doanh nội thất là ngành nghề không có yêu cầu điều kiện về loại hình doanh nghiệp. Bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau đây:
-
Doanh nghiệp Tư nhân: có 1 cá nhân góp vốn
- Công ty TNHH 1 thành viên: chỉ có 1 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty
- Công ty TNHH 2 thành viên: có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn thành lập công ty.
- Công ty Cổ phần : có từ 3 cổ đông góp vốn trở lên.
- Công ty hợp danh: có ít nhất 2 cá nhân cùng góp vốn (gọi là thành viên hợp danh)
Về đặt tên công ty kinh doanh nội thất
Có nhiều cách để đặt tên công ty nội thất như: Đặt theo họ tên người sáng lập công ty, đặt tên theo ngành nghề kinh doanh, đặt tên theo phong thủy, đặt tên theo địa danh… Tuy nhiên, tên của công ty nội thất cần đáp ứng một số điều kiện sau:
-
Tên công ty phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Công ty cổ phần đồ gỗ Sơn Tùng , Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Phú Hải.
- Tên của công ty bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt của công ty không được trùng/gây nhầm lẫn với những công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
- Không được sử dụng các từ ngữ vi phạm đạo đức, văn hóa, lịch sử thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên công ty. Hơn hết doanh nghiệp nên đặt tên có sự liên kết với ngành nghề để tăng độ nhận diện.
- Không sử dụng tên các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội để đặt tên cho công ty nội thất khi chưa được sự chấp thuận của các đơn vị này.
Về địa chỉ trụ sở chính công ty kinh doanh nội thất
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Địa chỉ đặt trụ sở phải đáp ứng một số yêu cầu theo quy định pháp luật như sau:
-
Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.
- Không được đặt trụ sở tại chung cư, tập thể không có chức năng kinh doanh.
Vốn điều lệ của công ty kinh doanh nội thất
Pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh nội thất. Do đó, có thể đăng ký với mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính và điều kiện của doanh nghiệp.
Ngoài ra, mức vốn điều lệ cũng sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm. Pháp luật quy định, vốn điều lệ dưới 10 tỷ phải đóng mức thuế môn bài là 2.000.000/năm; trên 10 tỷ phải đóng 3.000.000/năm.
Về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Kinh doanh đồ nội thất không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (không yêu cầu về vốn pháp định, giấy phép con, chứng chỉ hành nghề…). Do đó, nếu ngoài những mã ngành nghề trong bảng dưới đây, nếu doanh nghiệp đăng ký thêm ngành nghề có điều kiện khác thì cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện của ngành nghề đó.
Trong hồ sơ mở công ty kinh doanh nội thất, doanh nghiệp cần đăng ký những mã ngành nghề để phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp như sau:
Mã ngành nghề của công ty thiết kế thi công nội thất | |
Mã ngành | Tên ngành nghề |
7410 |
Hoạt động thiết kế chuyên dụng: Thiết kế nội thất, thi công trang trí nội ngoại thất |
4330 | Hoàn thành công trình xây dựng: Lắp đặt đồ nội thất |
3100 | Sản xuất giường, bàn, ghế, tủ |
9524 | Sửa chữa giường,bàn, ghế, tủ và đồ nội thất tương tự. |
4759 | Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh |
4100 | Xây dựng nhà các loại |
4290 | Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác |
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh nội thất
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty thiết kế, thi công nội thất.
- Điều lệ công ty nội thất.
- Danh sách thành viên công ty nếu đăng ký công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc là danh sách cổ đông sáng lập nếu như đăng ký công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Văn bản ủy quyền cho Oceanlaw thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (nếu có).
Thủ tục đăng ký thành lập công ty nội thất
Bước 1: Chuẩn bị những thông tin cơ bản về doanh nghiệp dự định thành lập:
- Tên công ty
- Vốn điều lệ
- Ngành nghề kinh doanh
- Địa chỉ trụ sở
- Người đại diện theo pháp luật
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
Mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thành lập sẽ có điểm khác nhau. Tiến hành soạn thảo bộ hồ sơ đầy đủ như trên tương ứng từng loại hình.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KHĐT)
Tiến hành nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sau 3 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:
- Hồ sơ hợp lệ: Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Hồ sơ không hợp lệ: Phòng ĐKKD thông báo bằng văn bản hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.
Bước 5: Đăng bố cáo doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo trong vòng 30 ngày. Thao tác này sẽ được thực hiện trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung bao gồm các thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh và thông tin ngành nghề kinh doanh.
https://marrymeindc.com/thu-tuc-va-ho-so-thanh-lap-cong-ty-noi-that