Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm – Ngày nay kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống ngày một bùng nổ. Nhận thấy tiềm năng từ nó, nhiều cá nhân, tổ chức đã tiến hành mở các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh có vấn đề, điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Vậy nên để đảm bảo tính minh bạch, mức độ đảm bảo chất lượng, các cơ sở sản xuất kinh doanh bắt buộc phải tiến hành xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Mục đích của việc xin giấy phép này là để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm soát về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh, sản xuất đó và đảm bảo về chất lượng của thực phẩm trước khi đến với người tiêu dùng.

Tuy nhiên đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, việc tiến hành thủ tục xin giấy phép VSATTP có thể sẽ gặp một vài khó khăn nhất định trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ. Thấu hiểu được điều đó, với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, Oceanlaw sẽ chia sẻ cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục xin cấp giấy phép bằng nội dung bài viết dưới đây. 

Cơ sở pháp lý

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 115/20218/NĐ – CP.

Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thực phẩm

  • Thực phẩm được bày bán phải có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không sử dụng chất phụ gia, bảo quản ngoài danh mục cho phép.
  • Cơ sở, thiết bị dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Chỉ được bán bánh còn hạn sử dụng, bánh không mốc và hư hỏng, kém chất lượng.
  • Tuân thủ quy định  về giới hạn vi sinh vật gây bênh, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, các chất khác có thể gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người.
  • Hàng được bày bán phải có nhãn mác đầy đủ, thông tin rõ ràng. 
  • Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.

Hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở bán thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).
  • Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Một số giấy tờ liên quan..;

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về VSATTP

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Thời gian, hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

– Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về “Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?”, nếu quý khách hàng còn đang gặp khó khăn trong quá trình tiến hành thực hiện thủ tục hoặc có nhu cầu tư vấn thêm về dịch vụ khác thì có thể liên hệ tới Hotline 0904 445 449.

https://marrymeindc.com/xin-cap-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *