Cầu trục là thiết bị quen thuộc trong nhiều ngành nghề sản xuất mang nhiệm vụ nâng chuyển vật nặng từ 1 đến 500 tấn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống cẩu trục.
Cầu trục là gì? Đặc điểm của thiết bị
Cầu trục là máy trục với kiểu dáng cầu có bánh xe lăn di chuyển trên đường ray vận hành bằng hệ thống điện giúp tăng tối đa hiệu quả nâng hạ di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy, tiết kiệm chi phí.
Cầu trục được sử dụng rất phổ biến hiện nay, có thể nâng vật với tải trọng lên đến 500 tấn trong các phân xưởng, nhà kho hay xếp dỡ hàng. Chính công năng của cầu trục đã tạo ra hiệu quả trong công việc, nâng cao năng suất lao động, không tốn nhiều sức người, tiết kiệm tối đa chi phí.
Cấu tạo của hệ thống cẩu trục
Hệ thống cầu trục có kết cấu chủ yếu là thép dạng cầu, sử dụng bộ phận di chuyển là bánh sắt lăn chạy trên đường ray chuyên gắn trên tường hay dầm của nhà xưởng gọi là cầu lăn. Theo kết cấu chia cầu trục ra làm các loại: cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cầu trục treo, cầu trục monorail, cầu trục quay,…
Dầm chính của cầu trục
Đây là bộ phận đảm nhiệm vai trò chịu sức tải trọng chính của thiết bị. Dầm chính thường có thiết kế dạng hộp hoặc dạng thép chữ I. Dầm chính là đường chạy của pa lăng hoặc xe con cầu trục. Người thiết kế dựa vào tải trọng nâng và khẩu độ để thiết kế dầm chính sao cho hợp lý. Dầm chính cần đảm bảo tiêu chí: cứng cáp, bền bỉ và độ đàn hồi.
Dầm biên
Dầm biên có hình dáng kiểu hình hộp chữ nhật với chiều dày từ 6 tới 10mm. Hai đầu dầm có cụm động lực di chuyển cùng giảm chấn cao su để giảm sự va chạm khi cầu trục di chuyển sát vào mốc dừng cuối dầm.
Tùy theo tải trọng và khẩu độ bánh xe sẽ mang kích thước khác nhau như D200, D250, D300, D350, D400 và D500 hoặc có thể là bánh xe trục gối,…
Dầm biên và dầm chính kết nối với nhau thông qua bu lông, mặt bích hoặc mối hàn góc.
Pa lăng hoặc xe con mang hàng
Tùy theo mục đích sử dụng và thiết kế hệ thống cầu trục sẽ sử dụng pa lăng hoặc xe con. Cầu trục dầm đơn dùng pa lăng còn cầu trục dầm đôi dùng xe con. Có thể dùng loại pa lăng xích điện hoặc pa lăng cáp điện.
Điều khiển cầu trục Cabin điều khiển
Cầu trục có thể điều khiển dễ dàng bằng tay điều khiển nối với cầu trục, cabin hoặc điều khiển từ xa.
Cơ cấu di chuyển
Cầu trục đi trên đường chạy nhờ có 4 cụm bánh xe, 2 chủ động và 2 bị động. Mỗi dầm biên trang bị 1 cụm bánh xe chủ động và bị động có gắn động cơ di chuyển từ 0,4Kw đến 5,5Kw.
Hệ thống điện cho cầu trục
Điện cho kết cấu pa lăng hoặc xe con. Điện cho phần pa lăng có thiết kế dạng sâu đo. Dây điện đi từ tủ điện tới Pa lăng kẹp bằng rọc có bánh xe lăn chạy trên máng C, không nên dùng cáp theo treo.
Tổng quan những ưu điểm của hệ thống cẩu trục đem lại
- Chi phí lắp đặt khá thấp
- Vì hoạt động trên cao nên không gây tốn diện tích cho không gian nhà máy
- Thời gian chế tạo và lắp đặt nhanh chóng từ 10 đến 20 ngày.
- Dễ tìm kiếm phụ kiện thay thế khi sửa chữa
- Vô cùng bền bỉ, tuổi thọ bền lâu
- Đơn vị cung cấp thường có bảo hành, bảo dưỡng định kỳ khi khách hàng mua sản phẩm.
Hệ thống cẩu trục đảm nhiệm chức vụ nâng hạ chuyên dụng cho hàng hóa. Đây là thiết bị cần thiết và tiện lợi trong sản xuất. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích nhất.
==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây: